Bài viết về các thủ thuật http://suaxechuyennghiep.vn/lam-noi-xe-tay-ga.html, nguyên lý truyền động chính của xe tay ga. Đây là một bài viết tổng hợp các thủ thuật hay về độ nồi, khác phục các lỗi ở xe tay ga và giúp bạn có cái nhìn tổng quát hơn về nguyên lý truyền động của xe tay ga, qua đó có thể giúp bạn tìm ra cách độ nồi giúp xe chạy êm và mạnh, khác phục nhiều lỗi ở các dòng xe tay ga. Bài viết sẽ giới thiệu chi tiết về: – Các thành phần chính của nồi xe tay ga – Nguyên lý hoạt động của nồi xe ga – Các thủ thuật độ nồi êm, mạnh và bền – Kết hợp giữa nguyên lý và thủ thuật độ nồi Các thành phần chính của nồi xe tay ga. Xe tay ga có ba thành phần cấu tạo chủ yếu quyết định toàn bộ cơ cấu vận hành, tốc độ cũng như độ êm của xe (trừ phần máy và láp) Các thành phần cơ bản được dưới đây: 1. Cụm pully nồi trước bao gồm: chén bi, bộ bi 6 viên, ắc nồi (khâu nồi) và má pulley cách quạt Pulley nồi trước hay còn được gọi là chén bi và bi nồi Ắc nồi hay gọi là khâu nồi http://scootervietnam.vn/wp-content/uploads/2015/03/ac-noi-xe-tay-ga.jpg Đây là má puley cánh quạt nồi: cánh quạt nồi thật ra là bộ phận truyền động chính tải lực từ máy lên dây curoa đi đến nồi sau. http://scootervietnam.vn/wp-content/uploads/2015/03/canh-quat-noi.jpg 2. Đây là cụm pulley nồi sau: bao gồm bố 3 càng, đế 3 càng, lò xo 3 càng và chuông nồi sau. Bàn luận về nguyên tắc hoạt động và nguyên lý hoạt động của bộ nồi xe tay ga: Nhiều câu hỏi thường đặt ra rằng tại sao nồi xe lại liên quan đến độ êm của xe. Câu trả lời rất đơn giản, các bạn cứ tưởng tượng xe số mình đi, thì mình điều khiển sức mạnh của xe bằng cách sang và trả số, để số 1 vặn ga thì xe chồm lên, sang số để máy xe đều và êm hơn không bị dư tua. Đương nhiên là khi đang đi với vận tốc bất kỳ, nếu muốn xe mạnh bắt buộc phải trả số, để số 4 vượt xe cũng được nhưng yếu, trả nhấp về số 3 sẽ vượt dễ dàng hơn rất nhiều. http://suaxechuyennghiep.vn/sua-xe-tay-ga.html thì trái lại, người điều khiển xe hoàn toàn không thể điều khiển được hệ thống truyền động, tất cả họ làm được là lên và xuống ga, tỷ số truyền động được quyết định hoàn toàn bằng thệ thống nồi của xe, nó tự động hoạt động hết (có nghĩa nôm na là nó tự động sang số). Can thiệp và nồi xe thật ra là cách nói khác của việc thay đổi cơ cấu “sang số tự động” của xe tay ga. Các nguyên lý hoạt động của nồi xe khi tiến hành độ nồi NỒI TRƯỚC: Khi tiếng hành độ nồi có 4 thành phần có thể can thiệp để nhằm quyết định trực tiếp đến gia tốc, độ êm và max speed cũng như độ tiêu thụ nhiên liệu của xe tay ga – Góc nghiêng và độ ép sâu của chén bi và cánh quạt – Độ nặng nhẹ của bi – Độ dài của ắc (cục căn hoặc cái khâu) – Rãnh trượt đường chạy của bi trong chén bi Nguyên tắc hoạt động của các bộ phận này nôm na như sau: – Độ nghiêng của chén bi càng dốc thì tua máy càng thấp, có nghĩa là xe càng êm nhưng yếu hơn. – Trọng lượng bi càng nhẹ thì tua máy càng cao và xe mạnh hơn (tăng tốc nhanh giống việc chuyển từ số 4 sang số 3 trên xe số) – Ắc hay khâu càng dài (chén bi và cánh quạt nằm càng xa nhau thì dây curoa chạy lên càng chậm) thì tua máy cáng cao và xe mạnh hơn. Cách để kéo dài ắc là dùng những con long đền để kéo dài ắc. http://scootervietnam.vn/wp-content/uploads/2015/03/ac-noi-truoc.jpg – Rãnh chạy bi càng dốc thì tua máy càng ít (cho phép đi bi nhẹ) và rãnh chạy bi càng lài thì tua máy càng cao (cho phép đi bi nặng) đây chính là lý do mà SH 2011 đi bi 12.5g trong khi SHVN 2013 đi bi đến 17,5g do rãnh chạy bi của SH 2011 rất dốc còn của SH 2013 rất lài. Trọng lượng bi chưa hẳn là tất cả trong bộ nồi. NỒI SAU: Thật ra bộ nồi sau rất quan trọng, cảm giác chạy xe sướng hay không, êm hay gào thì nói quyết định rất nhiều, xe mà lên ga gào gào mới chạy hoặc bỏ ra vặn gấp bị trượt hay xe có trớn hay không là do bộ nồi sau quyết định khá nhiều. Có 3 thành phần chính quyết định trực tiếp đến bộ nồi sau Chất liệu bố 3 càng và góc chụp của 3 càng vào chuông. Độ nặng nhẹ của lò xe 3 càng. Chất liệu và đường kính chuông. Nguyên tắc hoạt động của các bộ phận này như sau: Bố 3 càng càng sát chuông thì bắt cành nhanh nhưng ít trớn Lò xo 3 càng càng nhẹ thì thì bắt cành nhanh nhưng ít trớn. Chuông càng ít trượt thì xe càng êm và bắt nhan. Các thủ thuật độ nồi xe tay ga chính 1. CỤM NỒI TRƯỚC: a. Độ góc chạy và độ dày má pulley nồi trước Góc chạy dzin của tất cả các xe Honda là 75 độ nghiêng, phần lớn các nồi độ có mặt trên thị trường có góc chạy là 76 độ (nhưng mặt chạy nó cong). Yamaha là 76 độ, Vespa là 76 độ. Dùng máy tiện thường hoặc tiện CNC có thể can thiệp trực tiếp vào góc chạy này giúp xe có thể êm hơn hay mạnh hơn thay nguyên lý ở trên. Cái vòng tròn màu đen rất quan trọng, dùng máy tiện phạt bỏ là mơ to vòng tròn này ra sẽ giúp xe êm hơn, do dây curoa không chạy xuống dưới được, và đồng thời giúp xe có tốc độ tối đa cao hơn, vì làm to đồng tiền này ra đồng nghĩa với lòng mỏng đi cánh quạt và chén bi, có nghĩa là độ ép của hai bộ phần này sát nhau dây curoa tràn lên trên (lưu ý nếu mở to cái vòng tròn này quá sẽ xe sẽ không chạy nổi rung đầu, giật ga đầu do dây curoa nằm ở vị trí quá cao). Do dó thật ra để dựng xe chống đứng ở đời SH 2013 test max speed không tải rất dễ vấn đề là xe chạy có cảm giác thoải mái không thôi. b. Độ bi Thường muống xe mạnh hơn chúng ta có thể hạ trọng lượng bi xuống, đối với SH ý đôi lúc người ta còn tăng trọng lượng bi lên để xe êm và lướt hơn. Độ bi nếu được kết hợt với độ góc chạy nồi có thể cho kết quả rất tốt. c. Độ dài của ắc nồi Cách duy nhất để độ ắc mà ko thay ắc chính là chêm long đền, ắc càng dài sẽ cho phép dây curoa chạy càng sát xuống dưới và xe sẽ có vòng tua cao cũng như buông ga có trớt rất nhiều vì nồi cắt nhanh do khoảng cách hai má pulley xa nhau. Ví dụ của việc này kết hợp với độ bi là làm ắc dài ra đi bi nặng hơn sẽ làm xe có độ êm giống ban đầu nhưng có trớn hơn. Chú ý ắc dài sẽ làm cho ga đầu bị gào. d. Móc rãnh bi Tất cả các chén bi dzin theo xe đều bị giới hạn tốc độ ở rãnh bi làm cho bi nồi chỉ văng ra đến cái gạch đỏ là hết, dùng cái dũa, làm bằng cái gờ này đi thì bi sẽ văng ra hết y như những nồi độ. Tuy nhiên móc rãnh bi chỉ dành cho ai thích max speed nó làm cho xe tốn xăng hơn khá nhiều, và ồn hơn đôi chút. CỤM NỒI SAU Chất lượng bố và góc chụp chuông: kỹ thuật khó nhất của độ nồi sau là phải tính được góc chụp chuông, có nghĩa là khi 3 càng bung ra phải ăn sát hết vào chuông không có khoảng hở, khi lên ga là chụp hết chuông xe chồm lên mà ko bị gào, dán bố thì rất nhiều nơi dán được vì nguồn bố dán thường là chung nhưng, người thợ dùng dao để tiện bố chính là nhân tố quyết định một bộ nồi sau ngon hay không. Cùng một chất liệu bố nhưng góc chụp khác nhau sẽ cho kết quả hoàn toàn khác nhau. Các bạn có thể nhìn hình phía dưới, để ý kỹ sẽ thấy cái bố 3 càng này được vớt thấp hơn, để khi bung ra chụp đều vào chuông,tính được khoảng cách này cho ngon là điều rất quan trọng. http://scootervietnam.vn/wp-content/uploads/2015/03/3-c%C3%A0ng.jpg Lò xo 3 càng: kết hợp độ nặng của lò xo 3 càng và góc chụp cũng như khoảng hở sẽ cho phép có một bộ nồi sau ưng ý. Độ to của bố 3 càng: một cách độ nồi sau khác là kiếm được bố 3 càng to và chuông to hơn cho độ chụp và dính chuông tốt hơn. KẾT HỢP CÁC YẾU TỐ TRÊN TRONG VIỆC ĐỘ NỒI XE TAY GA Nếu muốn xe êm chúng ta có thể: Dùng góc đứng hơn 1 độ so với góc dzin của nồi trước, hạ trọng lượng bi từ 20-30%, vớt má cánh quạt và má nồi to hơn một chút giúp xe có max speed. Dùng 3 càng dán và có thể khoan chuông để giúp xe có ga đầu tốt hơn. Đối với xe dzin, bị rung đầu hoặc yếu nếu không muốn can thiệp gì vào nồi thì cóa thể dùng một con long đề 0.5-1ly để chêm vào nồi trước trước khi gắn cánh quạt nồi sẽ khắc phục được hoàn toàn tình trạng trên. Và bạn có thể tùy thích nghiên cứu theo bài viết trên để tự làm chiếc xe cho bạn ưng ý nhất.