TQ Độ carbon fiber toàn tập

Thảo luận trong 'Mua bán phụ tùng' bắt đầu bởi blackred, 23/2/18.

  1. blackred

    blackred Bằng A2

    Tham gia:
    13/2/09
    Bài viết:
    101
    Được thích:
    20
    CHUYÊN ĐỀ: Tự học làm carbon fiber cho đồ dùng, ôtô, xe máy, xe phân khối lớn..

    http://uylong.vn/carbon-fiber-class/trang-bi-can-thiet-carbon-fiber-diy

    [​IMG]


    Để chuẩn bị cho việc bọc carbon fiber, bạn cần có các nguyên vật liệu tối thiểu như sau:

    Vải carbon fiber, có 2 loại vân: caro hoặc xiên. Vân xiên cho lớp bọc lấp lánh nhất.

    Epoxy loại có độ trong bóng cao + Chất đông cứng hardener

    Giấy nhám: độ nhám từ 150, 250, 400, 800,1500 (có thể mua thêm nhám 2000)

    Chổi quét keo: Nên mua loại chổi tốt, mịn, không ra lông

    Nhíp gắp: Dùng để loại bỏ các sợi lông chổi, bụi dính lên bề mặt epoxy

    Lọ dùng để pha epoxy với chất đông: Nên tận dụng các chai nước suối, lon nước ngọt. Lưu ý là khi phản ứng hóa học xảy ra có sinh ra nhiệt, nếu dùng ly giấy có thể làm chảy ly

    Sơn nền: Sơn đen hoặc chai ATM xịt sơn đen, dùng tạo lớp nền đen để phủ vải lên

    Găng tay: Tránh tiếp xúc trực tiếp với epoxy, sơn lên tay

    Khẩu trang: Bụi epoxy độc nên cần trang bị tối thiểu khẩu trang, nếu có mặt nạ phòng độc thì tốt

    Kính bảo hộ: Bảo vệ mặt khỏi bụi epoxy, sợi carbon thừa

    Cân điện tử loại đo từng gram: Có bán ở các shop cung cấp phụ kiện làm bánh. Nếu không có cân có thể dùng xi lanh kim tiêm loại dùng 1 lần để đo epoxy, chất đông.

    [​IMG]
    Tận dụng các chai nước dùng rồi, rửa sạch phơi khô để làm cốc pha keo
     
  2. blackred

    blackred Bằng A2

    Tham gia:
    13/2/09
    Bài viết:
    101
    Được thích:
    20
    http://uylong.vn/carbon-fiber-class/lop-dau-tien-carbon-fiber-diy

    Xử Lý Nền
    [​IMG]

    Một nền tốt (bằng phẳng / mịn) là tiền đồ tốt cho 1 sản phẩm carbon fiber đẹp. Nếu nền quá gồ gề, phải xả nhám cho phẳng, mịn hoặc sửa chữa nền trước khi làm.

    Sau đó, xả nhám 150 cho bắt sơn, tiến hành sơn 1 lớp màu đen (đen nhám / đen bóng / đen xám tùy thích). Lớp đen này làm nền cho vải carbon ở phía trên. Nếu nền quá sáng như màu trắng/vàng, có thể bị lộ nền sau khi bọc vải lên, nhìn rất xấu.

    Chờ sơn khô hẳn, sau đó lấy dao rọc giấy rọc ngang dọc, mục đích là để lớp keo thấm sâu vào vật ốp, giúp vải bám chắc vào ốp sau này.

    Quét Keo Nền
    Pha epoxy với chất đông theo đúng tỉ lệ do cửa hàng bán thông báo. Loại dùng trong bài hướng dẫn này là 3:1 tức 3kg epoxy sẽ pha với 1 kg chất đông.

    [​IMG]

    Trộn hỗn hợp cho đều, sau đó để yên tầm 10 phút cho tan lớp bọt khí. Nếu có quá nhiều bọt khí, lớp quét sẽ có nhiều bong bóng, khi khô bề mặt sẽ rỗ.

    Cách thức pha này áp dụng cho mỗi lần quét keo.

    Khi thành thạo, bạn có thể trộn bột màu đen vào keo để rút ngắn thời gian sơn nền.

    [​IMG]

    Với mẫu ốp như hình trên, bạn chỉ cần 30g epoxy + 10g hardener.

    Đợi cho đến khi nền khô: Chạm tay vào thấy dính nhưng không bắt keo lên tay, chỉ khi chạm mạnh mới có 1 lớp keo bám vào tay là được. Nếu dùng bộ kit, thời gian này là từ 4->5 giờ tùy nhiệt độ. Khi nền đạt yêu cầu, tiến hành bọc vải.

    Bọc Vải
    Đo và cắt 1 lượng vải phù hợp với vật phủ. Dùng băng keo giấy cố định các cạnh ngoài tránh làm vải xô trượt. Kinh nghiệm là nên đo và cắt vải trước khi quét keo lớp nền. Dùng băng giấy 3M cố định các viền, sau đó dùng kéo cắt các đường ngang trên mỗi viền, dài tầm 1cm vượt qua lớp viền 3M này. Khoảng cách giữa mỗi đường cắt là 5cm, điều này giúp vải co dãn tốt hơn khi bọc.

    Tiến hành bọc vải theo nguyên tắc sau:

    • Đặt nhẹ nhàng từng chút một vải lên bề mặt vật phủ
    • Mặt nào quan trọng, mặt đẹp (mặt tiền) của vật mẫu ưu tiên đặt vải trước
    • Vùng nhiều độ cong, lồi lõm thì phần lõm cần được đặt trước. Nếu không thì không đủ vải để lấp vào phần lõm này trong khi các phần khác đã bị keo cố định, không di chuyển được.
    Vuốt vải nhẹ nhàng để vải dính vào lớp keo, tránh ấn mạnh hay miết làm xô lớp vải.

    [​IMG]

    Ghi chú: Nếu phủ vải xấu, hãy lột bỏ ngay và làm lại từ đầu, vì vải phủ xấu ắt các phần tiếp theo chỉ thêm xấu, kết quả xem như bỏ đi.

    Tỉa lại các cạnh vải cho gọn, dùng băng keo giấy cố định cạnh vải vào mặt sau của vật phủ.

    Tiếp tục dùng tay, con lăn sơn (nếu có) vuốt nhẹ cho vải bám chặt hơn vào vật mẫu. Càng bám chặt thì lớp phủ càng đẹp, không làm biến dạng hình học của vật mẫu.

    Để keo khô hoàn toàn (tầm 3 tiếng) rồi chuyển sang bước tiếp theo.

    [​IMG]

    Quét Lớp Keo Bề Mặt Đầu Tiên
    Pha epoxy và chất đông với tỉ lệ như cũ (ở lớp nền), quét lên bề mặt vải 1 lớp dầy.

    [​IMG]

    Đợi khô (thường là 12 tiếng) và chuyển sang bước tiếp theo.

    Lưu ý:

    • Che đậy sản phẩm để tránh gió cát, bụi, côn trùng dính vào lớp keo, sẽ rất khó khắc phục
    • Quét đều tay tránh làm lồi lõm bề mặt. Nếu có súng phun sơn keo thì càng tốt
    • Khi có vật thể lạ dính lên lớp keo, dùng nhíp loại bỏ ngay khi keo còn ướt
    • Khi có keo chảy thành giọt như thạch nhũ ở các cạnh, dùng chổi loại ngay các phần keo dư này, để khô sẽ mất công mài gọt loại đi
     
  3. blackred

    blackred Bằng A2

    Tham gia:
    13/2/09
    Bài viết:
    101
    Được thích:
    20
    http://uylong.vn/carbon-fiber-class/lop-tiep-theo-carbon-fiber-diy
    Tỉa Cạnh, Làm Mịn
    Tiến hành cắt mép, tỉa các phần dư thừa. Bạn có thể dùng kéo, máy mài, nhám 150 để tỉa, sao cho từ sau khâu này không còn phải tỉa cắt gì nữa (vì sẽ rất khó).

    [​IMG]

    Nếu bề mặt vải gồ ghề, có thể dùng nhám 150 để xả cho mịn. Lưu ý không được làm mạnh tay, đến khi phát hiện trong bụi xả có màu đen của vải carbon thì phải dừng ngay, tránh làm hỏng bề mặt vải.

    Phủ Các Lớp Tiếp Theo
    Tiến hành pha keo epoxy + chất đông với tỉ lệ như cũ, quét đều lên bề mặt. Đợi cho đến khi lớp keo hơi khô: chạm nhẹ tay không dính, ấn 1 lực nhẹ sẽ có 1 ít keo dính tay thì tiến hành quét lớp tiếp theo (thường là sau 5 giờ). Phủ ít nhất 3 lớp như vậy.

    [​IMG]

    Lưu ý:

    • Không để keo quá ướt sẽ sinh ra bề mặt gồ ghề, rỗ. Cũng không được để keo khô hẳn, bạn sẽ phải xả nhám để lớp keo sau bám chắc vào lớp keo trước - rất mất công.
    • Tránh bụi, gió, côn trùng làm hỏng bề mặt sản phẩm
    • Cọ quét không nên dùng lại
    Để khô ít nhất 12 giờ trước khi chuyển sang bước tiếp theo.
     
  4. blackred

    blackred Bằng A2

    Tham gia:
    13/2/09
    Bài viết:
    101
    Được thích:
    20
    http://uylong.vn/carbon-fiber-class/hoan-thien-san-pham-carbon-fiber-diy
    Xả nhám
    Dùng nhám 240 sau đó là 400 để xả bề mặt cho nhẵn.

    Lưu ý xả nhám:

    • Làm nhẹ nhàng, mạnh tay có thể tạo vết lõm sâu vào bề mặt epoxy rất khó sửa
    • Xịt nước trong quá trình làm để loại các bụi to, có thể cà làm hỏng bề mặt


    [​IMG]

    Tiến hành quét 1 lớp keo, lần này chúng ta quét mỏng thôi, để bù đắp lại những vị trí lỡ tạo vết xước sâu hay bị lõm đồng thời làm mịn bề mặt.

    [​IMG]

    Để khô ít nhất 24 giờ.

    Tiến hành mài nhẵn bề mặt với các nhám từ 400 -> 800 -> 1200. Trong quá trình xả nên dùng bình xịt nước giúp loại bỏ bụi có thể làm xước bề mặt. Bạn có thể kết thúc với nhám 2000 để có 1 bề mặt nhẵn mịn.

    [​IMG]

    Hoàn thiện sau cùng
    [​IMG]

    Mang ra tiệm sơn 1 lớp bóng 2K, cao cấp hơn có thể mang ra các garage ô tô chuyên đánh bóng phủ gốm xe để được đánh bóng bề mặt bằng máy, phủ thêm 1 lớp bóng ceramic bảo vệ bề mặt.

    Kết quả sau cùng chúng ta sẽ có 1 sản phẩm bóng loáng, nhìn vào thấy vải carbon lấp lánh, có chiều sâu.

    [​IMG]

    Ngoài sơn 2K hay phủ gốm, chúng ta cũng có thể sơn bóng mờ cho những sản phẩm ko cần độ bóng quá cao, còn gọi là bóng nhám.

    Cuối cùng, gắn sản phẩm lên và tận hưởng thành quả!

    [​IMG]
     
  • Về chúng tôi

    Biker Vietnam tự hào là một trong những cộng đồng người chơi mô tô, xe máy đầu tiên và có tiếng tại Việt Nam. Bất kể bạn đến đây vì yêu sức mạnh và tốc độ, hay vì muốn tìm hiểu về một chiếc xe, một địa chỉ độ xe cụ thể, bạn luôn được chào đón tại bkvn.com.
  • Quick Navigation

    Open the Quick Navigation

  • Like us on Facebook

Đang tải...