chạy nhanh mà đạp mo rồi mới phanh là 1 chuyện khá nguy hiểm vì đạp mo thì sẽ o còn lực kéo của máy làm xe khựng lại nũa. Mình thấy khi chạy nhanh rồi đạp mo chỉ nên sử dụng ở những đường vắng thôi nếu thấy vật cản thì nên nhả mo ra cho xe chạy chậm lại đồng thời đạp phanh là được. Chứ còn trong thành phố chạy chậm đạp mo rồi thắng làm gì cho mệt chẳng được ít lợi gì mà nguy hiểm nữa vì phải làm nhiều thao tác xe mới thắng được đến lúc đó chắc mọi chuyện xong rồi.
Không nên gắn loại dĩa này, nguy hiểm rình rập, lúc nào chạy cũng phải lưu ý đề phòng thắng gấp. nếu ai thích chạy xe trớn như vậy thiết nghĩ nên chuyển qua xe côn tay mà chạy.
Theo tôi loại này chỉ thích hợp với những ai hay chạy đường trường, đường cao tốc thôi chứ hệ thống đường xá của các thành phố lớn ở nước tao kẹt xe liên miên như thế này thì loại nhông đĩa chạy trớn này chẳng hiệu quả kinh tế tí nào, hơn nữa nó lại không phải đúng tiêu chuẩn kỹ thuật của xe. NSD thường được khuyến cáo là thay theo nguyên bộ vì nếu một trong 3 bộ này không khớp thì sẽ nhanh bị hỏng, hơn nữa giá thành của nó so với giá trị không phù hợp, 380k dư sức mua bộ DID ngon lành cành đào. Còn về mức an toàn của xe không còn như zin được.
ngày xưa đi dia thường lỡ mà xe đứt thắng thì còn trả số khựng lại! pi h đi loại này đứt thag thi váy ông địa cho chắc!)
@ Mình đang chạy Fu X Fi, Hình như là vậy, trớn (gia tốc) hơi bị ghê, chạy rồi đạp Mo nữa mà không thắng thì xem mấy lần tông đít người ta! Bữa nào mượn xe A Bull chạy thử xem sao. Nói chung rất hài lòng về Fu X Fi, chạy ok lắm.
[Trước hết đồng ý với bác là đạp MO thì các bố nồi sẽ hở ra, nhưng trượt lên nhau thì phải bàn cho kỹ. Dòng FuX và đa số dòng xe thông dụng của Honda dùng nồi ướt, tức là toàn bộ các bố nồi được ngâm trong dầu để hạn chế ma sát của các lá bố khi ngắt côn. Khi không đạp cần số, lò xo sẽ đẩy ép các lá bố ép sát vào nhau. Khi đạp cần số (hoặc bóp côn tay) các lá bố rời xa nhau. Vậy câu hỏi ở đây là mức độ các lá bố "trượt" lên nhau là như thế nào. Nếu các lá bố trượt lên nhau, gây mài mòn thì chắc chắn phải có ma sát. Có ma sát thì sẽ phải sinh nhiệt và mất công năng của động cơ. Tôi là người thường xuyên đạp MO, đã kiểm chứng điều này. Nếu xe được căn chỉnh đúng, khi đạp MO hết cỡ ma sát ở bố sẽ rất nhỏ. Cách so sánh của tôi là: với cùng một tốc độ, so sánh quãng đường lướt khi về số 0 (về số không nhé) và khi đạp MO. Thấy 2 cách là như nhau, suy ra các lá bố được ngắt hoàn toàn ra khỏi nhau, không có ma sát (tôi nói không có là theo cách dân gian nhé, các bác bắt bẻ về kỹ thuật thì phải nói là rất nhỏ, vì làm gì có cái gì ma sát bằng không). Nói như vậy, không có nghĩa là tôi khuyến khích đạp MO, vì cái gì cũng có mặt trái của nó. Nếu các bác cảm thấy thoải mái và TỰ TIN khi dùng thì mới dùng các bác nhé. Chỉ khi nào các bác thấy tự tin và thoải mái thì mới lái xe an toàn được. Cá nhân tôi rất thích cách đạp MO, vì nó tạo cho tôi thói quen luôn luôn phải phán đoán trước. Khi phía trước (đối với dòng FuX, độ lướt tốt, các bác phải quan sát tầm xa cỡ 200-300m) có vật cản (đám đông, đèn đỏ, ...) -> đạp MO, nhả ga. Khi lướt được khoảng 1/2 quãng đường, nếu thấy chướng ngại vật có thể vượt qua được, khẽ nhích ga (để tốc độ máy & tốc độ xe tương đồng), nhả MO từ từ, tăng ga, vượt qua chướng ngại vật. Nếu thấy chướng ngại vật khó vượt qua, các bác nhả MO, xe từ từ khựng lại, nếu thấy cần thiết về số (để thắng số) hoặc đạp thắng. Chúc các bác an toàn trên đường [/QUOTE] Cách chạy của tôi cũng y chang như bạn. Tôi đã dùng cách này 10 năm nay (kể từ đời xe 81 tới nay). Cách chạy này rất tiết kiệm xăng và tránh gây khựng máy. Hiện tại tôi chay Future 110cc, đường trường thì cứ khoảng 60 - 65 km/lít. Nhưng để người khác (vợ) chạy thì nó xuống 55 - 58km/lít. Khó nhất là cảm nhận tốc độ xe, phối hợp với mớm ga sao cho khi nhả Mo xe không bị khựng. Kỹ năng càng cao thì nhả Mo càng êm (hệ thống số và nồi không bị khựng, điều này tránh hư máy). Muốn vậy tôi cũng phải luyện đấy.