Đĩa Tiết Kiệm Xăng chạy trớn

Thảo luận trong 'Mua bán phụ tùng' bắt đầu bởi bull84, 30/1/11.

  1. OjaKhoTinh

    OjaKhoTinh Tập Lái

    Tham gia:
    30/8/10
    Bài viết:
    21
    Được thích:
    51
    Các bác ơi, trả lời cho người ta thì rõ rõ một tý đi, phán một câu như vậy thì bỏ mợ con người ta ah.

    Trước hết đồng ý với bác là đạp MO thì các bố nồi sẽ hở ra, nhưng trượt lên nhau thì phải bàn cho kỹ. Dòng FuX và đa số dòng xe thông dụng của Honda dùng nồi ướt, tức là toàn bộ các bố nồi được ngâm trong dầu để hạn chế ma sát của các lá bố khi ngắt côn. Khi không đạp cần số, lò xo sẽ đẩy ép các lá bố ép sát vào nhau. Khi đạp cần số (hoặc bóp côn tay) các lá bố rời xa nhau. Vậy câu hỏi ở đây là mức độ các lá bố "trượt" lên nhau là như thế nào. Nếu các lá bố trượt lên nhau, gây mài mòn thì chắc chắn phải có ma sát. Có ma sát thì sẽ phải sinh nhiệt và mất công năng của động cơ. Tôi là người thường xuyên đạp MO, đã kiểm chứng điều này. Nếu xe được căn chỉnh đúng, khi đạp MO hết cỡ ma sát ở bố sẽ rất nhỏ. Cách so sánh của tôi là: với cùng một tốc độ, so sánh quãng đường lướt khi về số 0 (về số không nhé) và khi đạp MO. Thấy 2 cách là như nhau, suy ra các lá bố được ngắt hoàn toàn ra khỏi nhau, không có ma sát (tôi nói không có là theo cách dân gian nhé, các bác bắt bẻ về kỹ thuật thì phải nói là rất nhỏ, vì làm gì có cái gì ma sát bằng không).

    Nói như vậy, không có nghĩa là tôi khuyến khích đạp MO, vì cái gì cũng có mặt trái của nó. Nếu các bác cảm thấy thoải mái và TỰ TIN khi dùng thì mới dùng các bác nhé. Chỉ khi nào các bác thấy tự tin và thoải mái thì mới lái xe an toàn được. Cá nhân tôi rất thích cách đạp MO, vì nó tạo cho tôi thói quen luôn luôn phải phán đoán trước. Khi phía trước (đối với dòng FuX, độ lướt tốt, các bác phải quan sát tầm xa cỡ 200-300m) có vật cản (đám đông, đèn đỏ, ...) -> đạp MO, nhả ga. Khi lướt được khoảng 1/2 quãng đường, nếu thấy chướng ngại vật có thể vượt qua được, khẽ nhích ga (để tốc độ máy & tốc độ xe tương đồng), nhả MO từ từ, tăng ga, vượt qua chướng ngại vật. Nếu thấy chướng ngại vật khó vượt qua, các bác nhả MO, xe từ từ khựng lại, nếu thấy cần thiết về số (để thắng số) hoặc đạp thắng.
    Chúc các bác an toàn trên đường :p
     
    #41 OjaKhoTinh, 18/2/11
    Sửa lần cuối: 18/2/11
  2. BK1DZ

    BK1DZ Bằng A2

    Tham gia:
    11/8/09
    Bài viết:
    157
    Được thích:
    139
    Không có lực ép vô ko có nghĩa là chúng cách xa nhau, khi ko có lực ép các lá bố nồi di chuyển tự do ít nhiều gì cũng trượt lên nhau gây ma sát.
     
  3. tranngochai1979

    tranngochai1979 Bằng A2

    Tham gia:
    11/11/10
    Bài viết:
    154
    Được thích:
    154
    Có bác nào đã thử nghiệm phanh gấp ở tốc độ khoảng 60km/h với 2 cách là đạp Mo khi phanh và không đạp Mo khi phanh mà không để xảy ra trượt bánh chưa nhỉ ????
    Về cá nhân tôi, tôi cũng hay đạp Mo, tôi thấy rằng với phanh gấp bạn đạp Mo khi phanh xe sẽ dừng nhanh hơn vì khi đó không có động lực của động cơ truyền cho bánh sau nữa, chỉ còn có quán tính của xe và người thôi.
    Bạn thử ga to tương đương mức ga 60km/h rồi bỏ tay và đếm sau bao nhiêu giây thì trở về được tình trạng ga Granti không tải ( ít nhất cũng phải từ 3-4 giây). Trong sách của HonDA VN có dạy chúng ta tầm nhìn tối thiểu là 2 giây: quy tắc 2 giây ( sách xuất bản năm 2010 cho xe Wave anpha) => khi bạn phanh vẫn còn động lực của động cơ truyền cho bánh sau và gia tốc giảm tốc sẽ chậm hơn so với khi đạp MO.

    Tớ cũng muốn hỏi là tại sao Ô TÔ khi phanh gấp ta phải đạp lút côn và phanh nhỉ :p , còn khi giảm tốc nhẹ ta chỉ cần rà phanh nhả ga, thầy giáo dạy lái oto nói vậy đấy !

    Ở đây tớ không xét đến má phanh , vì nhiệm vụ của má phanh là để phanh xe, bố mòn thì thay, chứ lại tiết kiệm cả má phanh theo kiểu "đi thế thì mau mòn bố thắng" nữa thì chịu.:D
    Có vài ý kiến nhỏ, mong các anh em đóng góp thêm !
     
  4. vkdnta

    vkdnta Bằng A4

    Tham gia:
    14/10/09
    Bài viết:
    5,516
    Được thích:
    51,268
    Về cái vụ đạp mo rồi phanh thì y chang cái vụ đĩa chạy trớn, sẽ rất nguy hiểm dễ gây trượt bánh mất lái do phanh quá gấp và mạnh vì máy xe ko giúp hãm bớt tốc độ lại của bánh xe, với lại trong tình huống đó có mấy ai đủ bình tĩnh mà còn đạp mo, quýnh quáng phanh còn ko kịp nữa là, vì đạp mo thì phải giữ luôn, nếu thử thì ko nói :D Em bị va cham 1 lần ở tốc độ 50km/h rồi nên giờ sợ mấy cái vụ này lắm :( Còn phanh bình thường, tức là trả ga về hết rồi phanh tuy là xe vẫn còn trườn tới do máy còn nối với bánh, nhưng lúc đó tốc độ đã được giảm đáng kể, nếu có xảy ra va chạm thì cũng giảm đi thiệt hạt rất nhiều (trừ trường hợp trước mặt là bờ vực nha =)) )
     
  5. OjaKhoTinh

    OjaKhoTinh Tập Lái

    Tham gia:
    30/8/10
    Bài viết:
    21
    Được thích:
    51
    Cái này thì hoàn toàn đồng ý với bác =D>
    Theo thiển ý của tôi thì bác bị râu ông nọ cắm cằm bà kia mất rồi. Bác nói tới "động lực" mà không thấy lực tý nào. Tốc độ tăng hay giảm của xe phụ thuộc trực tiếp vào sự chênh lệch tốc độ quy đổi (TĐQĐ) của động cơ (= tốc độ máy x tỷ số truyền của hộp số) và tốc độ thực tế (TĐTT) của xe. Nếu TĐQĐ > TĐTT thì xe sẽ tăng tốc, ngược lại nếu TĐQĐ < TDTT thì xe sẽ giảm tốc. Động lực của máy có tác động gián tiếp là chống lại các lực cản và tăng giảm tốc độ động cơ. Từ đó mà suy ra, khi xe đang chạy với tốc độ không đổi (gia tốc = 0), động cơ cung cấp vừa đủ một lực chống lại các lực cản (gió, ma sát, ...) để đảm bảo TĐQĐ = TDTT. Nếu ta giảm ga, ngay lập tức động lực của động cơ bị giảm => nhỏ hơn các lực cản => tốc độ máy giảm => TĐQĐ giảm => TĐTT giảm. Điều này có nghĩa là động lực của động cơ vẫn có, nhưng TĐTT vẫn giảm, chứ không phải như bác nói, động lực = 0 thì TĐTT mới giảm. Cho nên, không bao giờ có chuyện đạp MO và thắng thì phanh sẽ nhanh hơn. Bác nói đã kiểm chứng thì tôi cũng không hiểu bác kiểm chứng như thế nào. Chắc là lý thuyết của tôi bị sai :p Vì vậy lời khuyên của tôi là KHÔNG BAO GIỜ ĐẠP MO KHI PHANH. Khi các bác phanh là phải thả MO và phanh.
     
    #45 OjaKhoTinh, 21/2/11
    Sửa lần cuối: 21/2/11
  6. muagao

    muagao Tập Lái

    Tham gia:
    17/2/11
    Bài viết:
    7
    Được thích:
    9
    Tôi không đồng ý với cách giải thích của bạn tranngocchai1979.
    Khi không đạp MO thì khi phanh bạn đã nhã ga về granti, lúc này thì bố 3 càng không bắt vào chuông thì sẽ không có lực kéo của động cơ. Lúc này xe chạy chậm lại do lực phanh và lực cản của động cơ, còn khi đạp MO thì chỉ có lực phanh, làm sao xe dừng lại nhanh hơn được.

    Khi điều khiển ôtô, khi phanh thì đạp phanh cho xe chậm lại rồi đạp hết côn để xe không tắt máy, khi phanh nhẹ không cần đạp côn vì lúc này số vòng quay của động cơ còn cao, không tắt máy nên không cần đạp côn.
     
  7. NeoFI 2009

    NeoFI 2009 Bằng A1

    Tham gia:
    14/3/10
    Bài viết:
    63
    Được thích:
    41
    Không có gì mà không có mặt trái đâu bạn. Nếu đi trớn tốt thì ngược lại đề pa rất nặng nề ;))

    ---------- Post added at 23:28 ---------- Previous post was at 23:23 ----------

    Cách bạn giải thích đạp MO thì chỉ đúng với xe hơi thôi, xe hơi khi cần giảm tốc mà đạp MO thì thắng kém hiệu quả hơn. Xe máy trọng lượng nhẹ hơn nên ít ảnh hưởng. Xe tui chơi thắng dĩa sau, đạp MO cỡ nào, chạy nhanh cỡ nào ép thắng là dám đảm bảo dừng trong tíc tắc, chỉ ngại bị húc đuôi thôi
     
  8. Repsol_Trâu

    Repsol_Trâu Bằng A4

    Tham gia:
    15/7/08
    Bài viết:
    774
    Được thích:
    8,723
    @ vừa đạp mo vừa phanh! Chắc die sớm wá. Nghĩa là phải dùng cả 4 chi phối hợp với thị, thính, phản xạ... Nhưng khi thắng thí wuan tính đang đạp mo sao chống chân đc? đạp mo thì nhanh hơn, thắng 1 cái là lếch bánh...không nên!!!
     
  9. suddenstrike

    suddenstrike Tập Lái

    Tham gia:
    24/1/11
    Bài viết:
    8
    Được thích:
    3
    Thiển ý của em là như thế lày các bác:
    Theo bác tranngochai1979, có quy tắc 2s, tức là khi các bác bóp thắng, gia tốc giảm của đĩa sau (bánh sau) sẽ giảm nhanh hơn gia tốc giảm của động cơ, gây ra tác dụng ngược của việc "giảm ga" nhưng lại "hại thắng", nhưng nếu không giảm thì còn hại hơn, dĩ nhiên, nhất là trong trường hợp xe ô tô có động cơ lớn, bị ảnh hưởng bởi gia tốc máy nhiều, nên phải bóp côn, đặc biệt là các loại xe có vòng tua máy lớn. Còn xe máy có trọng lượng không đáng kể (so với xe hơi) nên có lẽ không ảnh hưởng nhiều, không đề cập tới chăng?
    Còn chuyện bóp côn đạp thẵng dễ té (em đang nói về chạy xe máy, tại em chưa chạy xe hơi) thì chắc cũng tùy người, quen kiểu chạy nào, thắng ra sao, nhiều lúc nó xảy ra tíc tắc, chỉ hành động theo phản xạ nên em cũng không dám bàn về việc này. Có vài lời, có gì các bác bỏ quá cho em :D
     
  10. OjaKhoTinh

    OjaKhoTinh Tập Lái

    Tham gia:
    30/8/10
    Bài viết:
    21
    Được thích:
    51
    Pác này áp dụng nguyên lý không đúng lắm rồi. Nếu pác lắp thêm cái gì mà thay đổi tỷ số truyền động thì mới có nguyên lý "được đề mất hậu". Còn cái này có thay đổi cái gì đâu, chỉ ngắt động cơ ra khỏi xe thôi, để tận dụng quán tính của xe, không bắt xe phải kéo động cơ khi tốc độ (tốc độ quy đổi) của động cơ nhỏ hơn tốc độ thực tế của xe thôi mà.
    Thân,
     
  • Về chúng tôi

    Biker Vietnam tự hào là một trong những cộng đồng người chơi mô tô, xe máy đầu tiên và có tiếng tại Việt Nam. Bất kể bạn đến đây vì yêu sức mạnh và tốc độ, hay vì muốn tìm hiểu về một chiếc xe, một địa chỉ độ xe cụ thể, bạn luôn được chào đón tại bkvn.com.
  • Quick Navigation

    Open the Quick Navigation

  • Like us on Facebook

Đang tải...